0

Tiêu chí khi lựa chọn máy tính đồ họa 2d

Đăng bởi admin vào lúc 08/01/2021

Chọn laptop rẻ học đồ họa thì bạn có thể chọn theo cấu hình laptop đồ họa giá rẻ. Bài này Cường đưa ra một vài tiêu chí ảnh hưởng tương đối lớn đến thao tác ng việc đồ họa hằng ngày của bạn

Có thể đối với một số ít khác thì sẽ có các tiêu chí khác, cho nên mình chỉ nêu ra những điểm mà mình rút ra được trong 2 năm làm đồ họa (và 10 năm ăn ngủ với máy tính).

1. So sánh xếp hạng CPU, VGA, RAM, HDD & SSD, HDMI…

Ở trang này bạn có thể tìm được tất tần tật thông tin về từng con chip hay từng thanh RAM để mà đọ hàng với máy của thằng bạn chung phòng  Khi mình mua máy cũ dùm người ta thì hay vào để tham khảo so sánh giữa các máy. Xem từng thông số rồi google xem thông số đó là gì và có tác dụng ra sao, tính mình cẩu thả nên chỉ làm được như vậy. Bạn nào thấy vô bổ thì cứ dựa vào thứ tự xếp hạng là được rồi. Bảng xếp hạng từ trên xuống, càng phía dưới thì càng yếu. Laptop mà có CPU – VGA top 200 là làm đồ họa tốt lắm rồi. Top ~300 thì vẫn làm được mà không được nhanh lắm thôi. Còn top 50 thì … bấm ctrp + w đi nha.

2. Chọn một màn hình full HD

Cái các bạn thường quan tâm là màu sắc đẹp. Nhưng tin mình đi, hãy để yếu tố đó ra sau bởi vì độ phân giải quan trọng hơn nhiều so với màu sắc. Trừ các bạn photographer – nhiếp ảnh thì cần phải ưu tiên màu sắc.

Nếu bạn nào làm bên in ấn thì sẽ biết màu sắc màn hình chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm in cả. Chưa kể nếu cứ dựa vào màu sắc màn hình thì sẽ loạn màu khi gửi thiết kế cho các máy có màn hình màu xấu hơn.

Độ phân giải màn hình phổ biến nhất là 1366x768px. Tuy nhiên, khi làm việc với các phần mềm đồ họa một thời gian thì các bạn sẽ thấy là các thanh ng cụ là cực kì cần thiết, màn hình phân giải thấp chứa ít thanh ng cụ và bạn cứ phải bật rồi tắt rồi bật rồi tắt các thanh ng cụ nhiều lần rất phiền phức.

Và đương nhiên độ phân giải cao sẽ khắc phục điều đó.

  • 1280 × 720    : HD
  • 1366 × 768    : WQXGA hay XGA, WXGA
  • 1920 × 1080 : Full HD

Đối với máy tính bàn thì quá dễ dàng, tuy nhiên với laptop đồ họa thì đây chính là một điểm yếu.

Các dòng laptop giá dưới 15tr thường không được trang bị Full HD, không phải là vì màn hình Full HD mắc hơn HD nhiều mà vì cấu hình phần cứng để cho ra hình ảnh Full HD sẽ phải mạnh hơn.

Hệ thống yếu mà phải gánh một màn hình FHD thì sẽ khá ỳ ạch, thậm chí dẫn đến quá tải hỏng hóc. Laptop màn hình Full HD mà giá rẻ thì khả năng cao là cấu hình kém, không nên mua loại này. Mua về xem phim với xem đá bóng thôi.

Một lần nữa, với tiêu chí độ phân giải thì Macbook lại ăn điểm. Dòng mac rentina có độ phân giải lớn và cấu hình tốt tuy nhiên chỉ giành cho các bạn rủng rỉnh túi tiền một chút.

3. Ram 8GB

Nếu bạn thường hay bị treo máy khi mở nhiều phần mềm thì đích thị nguyên nhân là do RAM. Mình luôn dùng Photoshop và Illustrator cùng 1 lúc, nếu mở thêm 1 vài tab của trình duyệt web để kiếm stock thì có thể máy sẽ đơ đơ nếu như chỉ có 2 hoặc 4GB ram.

Ram là một phần quan trọng giúp laptop chạy đa nhiệm nhiều phần mềm một lúc. Hãy ưu chọn laptop tối thiểu 4GB hoặc nhiều hơn nhé.

Laptop của mình là 8GB ram dùng thoải mái rồi.

3. Chọn laptop Tản nhiệt tốt

Tưởng tượng mà xem, đặt bàn tay lên một miếng nhựa nóng 60 độ C trong 8 giờ/1 ngày – 6 ngày/1 tuần – 4tuần/1tháng. Sớm muộn gì não bạn sẽ bốc lửa thôi 

Thêm một yếu tố nữa là các máy không có hệ thống tản nhiệt tốt thường không bền.

Thiết kế đồ họa thực ra không cần máy quá mạnh, thao tác chậm đi vài giây mà có được tâm lý thoải mái thì bạn cân nhắc nhé. Thông thường máy nóng thường do card đồ họa rời và HDD. Sử dụng VGA onboard sẽ mát hơn card rời, và tương tự đối với ổ cứng thì dòng SSD sẽ mát hơn ổ HDD.

Nhà ai mà khó khăn, chả có gì ngoài điều kiện thì cứ mua tạm macbook pro dùng cũng được.

4. Chọn VGA đồ họa ndivia thay vì radeon

Chắc sẽ nhận được nhiều gạch của các fan radeon, mình nhận hết. Sở dĩ mình khuyên như vậy là 3 chương trình mình thường sử dụng nhất là Adobe Photoshop, Adobe Illustrator  và Maxon Cinema4d đều ưu ái hỗ trợ GPU của ndivia nhiều hơn. Mà chắc các bạn cũng biết mức độ quan trọng của 3 thằng này trong đồ họa.

Hãng Ndivia GTX được các software đồ họa ưu ái hơn, để cụ thể hơn thì mình gửi bạn link tham khảo nhé.

  • GPU yêu cầu của Adobe  Illustrator link
  • GPU yêu cầu của Adobe Photoshop link
  • GPU yêu cầu của Furry ball (hãng thứ 3 phát triển render 3d cho Cinema4d, 3dmax …): link 

5. Ổ cứng SSD cho đồ họa

Một ổ SSD 120GB thời điểm này đã khá rẻ, khoảng 1,3 trđ. Một khi bạn nâng cấp từ HDD lên SSD thì đảm bảo máy tính của bạn sẽ như lột xác.

Khởi động Photoshop hay window chỉ trong cái chớp mắt, các bạn dùng máy MAC thường thấy máy bật tắt – cài đặt software nhanh là vì lý do này. Chưa kể khi làm với những file After Effect 500MB hay đến 1GB thì việc mở file hay lưu file lưu trữ trên ổ HDD sẽ là một thảm họa.

Giá thành SSD gần đây thì bắt đầu rẻ xuống rồi. Nên nếu có ai hỏi giải pháp tăng tốc laptop thì mình sẽ đề nghị lắp thêm 1 ổ rắn SSD 120GB chứa windows và các phần mềm, kèm theo 1 ổ HDD lưu trữ (gắn ngoài hoặc gắn trong đều được).

Không nên dùng SSD 64GB vì khá là giới hạn ng việc, chưa đủ kinh phí thì để giành thêm để dủ tối thiểu 120GB nhé.

# Kết luận

Khá nhiều bạn đã hỏi mình cụ thể nên chọn mẫu laptop nào nên mình lựa ra 10 laptop có cấu hình tốt giá tầm trung để các bạn tham khảo.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại số điện thoại để giảm ngay 100k

×

Bạn đang liên lạc cho Laptop LC qua hotline:

×

Bạn đang liên lạc cho Laptop LC qua zalo chat:

×

Bạn đang liên lạc cho Laptop LC qua Facebook chat:

×

Bạn đang liên lạc cho Laptop LC qua nhắn tin SMS:

×

Click tiếp tục để được chuyển qua app Google Map:

×
0985843366
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Công ty TNHH công nghệ máy tính LC Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn