-
- Tổng tiền thanh toán:
(Giá rẻ nhất thị trường)
Giá thị trường:Thông số Dell XPS 9380
CPU: Intel Core i7-8565U (4 nhân 8 luồng), Turbo 4.6 GHz, 6MB Cache
Bộ nhớ ram: 16 GB - LPDDR3 bus 2133 ( onboard - ko nâng cấp)
Ổ cứng: SSD 256G
Card đồ họa: Intel UHD 620
Màn hình: 13.3″ Full HD (1920 x 1080), IPS, độ phủ màu 100% sRGB
Vỏ: Kim loại
Bàn phím: Chiclet LED
Trọng lượng: 1.1kg
Kích thước:302x 199x 1mm
Kết nối: Wifi 5Ghz, Bluetooth, USB 3.0 , audio + mic combo, thẻ nhớ SD, Thunderbolt 3 / USB / DisplayPort Type-C
Dell XPS 13 9380 được cấu thành từ một khối nhôm, do đó máy có độ kết nối hoàn hảo và độ bền vượt trội so với những chiếc máy dùng nhiều phần ghép nối với nhau. Máy có một kết cấu rất chắc chắn, ấn vào phần màn hình cho cảm giác rất chắc chắn, không hề có hiện tượng ọp ẹp. Thậm chí khi bạn cố gắng vặn xoắn nó thì máy cũng không hề bị biến dạng, không phát ra âm thanh bất thường nào.
Bên cạnh nhôm thì XPS 13 cũng được chế tác từ sợi carbon giống như phiên bản tiền nhiệm. Có 2 phiên bản màu mới cho người sử dụng là Rosegold và Alpine White.
Mọi chi tiết trên XPS 13 đều được làm tinh tế và thẩm mỹ thông qua việc bỏ bớt các chi tiết rườm rà. Logo mặt trên bóng loáng bằng thép không gỉ và logo XPS mặt đáy được khắc bằng lazer. Chính vì thế trông XPS 13 gọn và đẹp mặt hơn các thế hệ trước. Lớp vỏ bằng sợi carbon của phiên bản màu mới khó bám bẩn, dễ lau chùi và còn được phủ lớp chống tia cực tím UV.
Xét về mặt trọng lượng, XPS 13 2018 có kích thước 11.6 x 302 x 199 mm, mỏng hơn một chút so với thế hệ tiền nhiệm của nó và chỉ nặng 1.21kg. Nó nhẹ hơn (1,4kg), Razer Blade Stealth QHD i7-8550U (1,4kg) nhưng lại nặng hơn Huawei MateBook X (chỉ 1,1kg).
XPS 13 9380 đươc trang bị 2 cổng Thunderbolt 3 với đầy đủ các tính năng. Bao gồm hỗ trợ PowerShare và DisplayPort ở cạnh trái và một cổng USB Gen 2 duy nhất có hỗ trợ PowerShare và DisplayPort ở cạnh phải, có tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 40Gbps, gấp 8 lần so với USB 3.0. Những cổng này cho phép người dùng kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi thuận tiện và nhanh chóng. Giúp cho người dùng có thể sạc cho các thiết bị ngoại vị dù máy đã tắt và có thể kết nối với màn hình chất lượng lên đến 4K.
Các cổng USB tiêu chuẩn cũng như đầu đọc SD kích thước đầy đủ đã được thay thế bằng đầu đọc microSD và ba cổng USB-C.
Một thay đổi đáng kể trên Dell XPS 13 9380 đó là webcam đã được đặt lại vị trí chính giữa viền dưới màn hình thay vì nằm lệch sang trái như các phiên bản trước. Điều này vô cùng hợp lý bởi webcam nằm lệch khá là bất tiện trong việc thu nhận hình ảnh.
Webcam của máy bao gồm HD webcam và camera IR để sử dụng công nghệ đăng nhập bằng khuôn mặt. Theo thức tế HD webcam cho chất lượng hình ảnh trung bình, ngược lại camera IR hoạt động khá tốt. Thực nghiệm tắt hết 100% đèn cho kết quả bất ngờ, dù trong bóng tối cũng không làm khó được khả năng nhận diện khuôn mặt trên XPS 13.
Nắp dưới được cố định vào khung máy bằng tám ốc vít Torx T5. Bạn có thể vặn nó ra một cách khá dễ dàng và tháo bỏ phần nắp dưới, nhưng bạn nên cẩn thận để không làm hỏng các móc nhựa nhỏ. Mình khuyên bạn nên sử dụng một vật sắc nhọn để loại bỏ nắp phía dưới.
Sau khi tháo phần nắp dưới ra bạn có thể tiếp cận vào hai quạt, pin cũng như SSD M.2 có thể thay thế. Trong khi đó, mô-đun Wi-Fi được hàn vào bo mạch chủ
Bàn phím của máy trông vẫn rất quen thuộc. Nó có khoảng cách giữa các phím riêng lẻ vào khoảng 1,6 x 1,6 mm. Hành trình phím là 1,3 mm.
Bàn phím cung cấp lên đến 72 phản hồi lực khác nhau, giúp cho việc đánh máy trở nên chính xác và nhanh hơn các bản trước rất nhiều. Một chi tiết nhỏ khó nhận ra là đèn nền bàn phím có chiều hướng sáng ngược, tức là nấc đầu tiên là sáng nhất kế đến tối hơn. Độ sáng đèn nền chỉ ở mức trung bình, không quá sáng như các laptop khác.
Trackpad trên XPS 13 9380 được phủ một lớp kính với độ mượt vô cùng xuất sắc. Đây là một trong những lý do có thể khiến người dùng thích dùng trackpad hơn thay vì dùng chuột gắn ngoài, bởi vì độ nhạy tuyệt vời, kết hợp các thao tác đa điểm mượt mà thì không lý do gì phải gắn thêm chuột ngoài trừ khi cần sửa hình hoặc chơi một vài game nhẹ. Có thể nói so với touchpad của Macbook thì độ thoải mái của trackpad trên XPS 13 không hề thua kém.
Việc trang bị màn hình gương có khả năng hấp thụ ánh sáng và độ sáng màn hình đạt đến 349 cd/m2 nên khi sử dụng ngoài trời, hình ảnh hiển thị vẫn rõ nét. Tất nhiên nó vẫn có sự suy giảm so với trong văn phòng. Trên thực tế màn hình của XPS 13 9380 khi ra nắng vẫn còn nhiều hạn chế, mặt gương phản chiếu hình ảnh nhiều, đỡ hơn trong bóng râm.
Chất lượng hiển thị của XPS 13 9380 cũng được tăng cường bằng công nghệ CinemaColor – tấm nền cao cấp được tinh chỉnh màu sắc bằng phần cứng và phần mềm nhằm mang lại dải bao phủ màu sắc rộng hơn, góc nhìn rộng, sắc đen sâu hơn (tương phản tĩnh 1646:1), độ chi tiết cao, cung cấp hình ảnh sắc nét, thoải mái cho nhu cầu làm việc cũng như thư giãn, giải trí.
XPS 13 9380 cho người dùng có 2 sự lựa chọn CPU bao gồm Core i5-8250U và Core i7-8550U. Cả hai đều là CPU thế hệ thứ 8 của Intel, sở hữu 4 nhân và hỗ trợ siêu phân luồng (HyperThreading). Phiên bản i5 có xung nhịp tối đa là 3,4 GHz và 6MB L3 cache, trong khi ở i7 là 4 GHz và 8MB cache.
Máy không có card đồ họa rời, tuy nhiên với card đồ họa tích hợp intel UHD Graphics 620 với khả năng hiển thị chất lượng hình ảnh lên tới 4K nên cũng đủ sức mạnh để chạy một số tựa game phổ biến hiện tại ở mức thiết lập Low, Medium. Người dùng có thể lựa chọn nâng cấp lên tối đa 16GB Ram.
Nhìn nhanh vào các đối thủ trong phân khúc cho thấy XPS 13 i5 hoạt động khá tốt, ngang ngửa với Macbook Pro 13.
Đúng như dự đoán, XPS 13 9380 có một hệ thống rất nhanh và linh hoạt. Mình không gặp bất kỳ vấn đề nào trong các thử nghiệm của mình và đánh giá này được củng cố thêm bằng kết quả điểm chuẩn tuyệt vời của thiết bị. Chỉ có Apple MacBook Pro 13 mới có thể vượt trội hơn XPS 13 khi chấm bằng PCMark 10, nhờ có GPU mạnh hơn. Tất cả các đối thủ khác, bao gồm Asus ZenBook 13, đều dễ dàng bị Dell vượt qua.
Sử dụng GPU tích hợp UHD 620 nên mức hiệu suất GPU của Dell XPS 13 9380 không có gì quá khác biệt so với những chiếc máy sử dụng cùng GPU này như Razer Blade Stealth.
Nếu bạn đã chọn mua Dell XPS thì đồng nghĩa với việc bạn không sử dụng máy để chơi game rồi. Do sử dụng GPU tích hợp nên máy chỉ phù hợp để chơi những trò chơi nhẹ nhàng. Nếu bạn muốn dùng nó để chơi những game nặng nề về đồ họa thì mình nghĩ là không nên chọn XPS.
Một vấn đề trên XPS 13 đã trở nên quá quen thuộc là tiếng ồn của nó nhưng có vẻ như với phiên bản này mọi chuyện đã khác. Trong quá trình sử dụng bình thường của mình, XPS 13 9380 đã không có tiếng ồn quá khó chịu nào, ngoại trừ trong các bài test và chấm điểm benchmarks.
Khi cho máy chạy ở tải trong thời gian ngắn (sao chép tệp tin) độ ồn do quạt tản nhiệt phát ra khoảng 31.2 – 32.2 dB. Tiếng ồn tối đa đo được khoảng 37.3 dB. Nhìn chung tiếng ồn do máy phát ra đã nhỏ hơn và ít gây khó chịu hơn so với người tiền nhiệm XPS 13 9360 trước đó.
Khi không hoạt động nhiệt độ bề mặt trung bình của máy vào khoảng 23-24 độ C. Khi cho máy chạy ở tải nặng, nhiệt độ tối đa đo được lên tới 46.5 độ C ở một số khu vực. Với mức nhiệt độ này bạn hoàn toàn có thể đặt máy ở trên đùi để làm việc mà không cảm thấy khó chịu do nhiệt độ mà máy tỏa ra.
Loa ngoài
Hệ thống âm thanh trên XPS 13 9380 được nâng cấp bằng công nghệ Dell CinemaSound – công nghệ âm thanh mới và hiện đại nhất từ Dell kết hợp với phần mềm Waves MaxxAudio Pro được quảng bá là giúp tăng âm lượng đầu ra, làm rõ âm hơn nhằm mang lại trải nghiệm âm thanh cao cấp, rõ ràng trong từng giai điệu.
Bạn có thể thấy lưới tản nhiệt của loa được đặt ở cả hai bên cạnh của máy. Trên thực tế khi mình tiến hành nghe liên tục nhiều bài nhạc đa thể loại thì mình thấy sẽ tuyệt vời hơn nếu loa được đầu tư thêm âm bass. Hai dải âm mid và treble hoạt động tốt, âm thanh trung và cao nghe mượt và chi tiết nhưng bass lại yếu, mỏng. Đồng thời âm lượng cũng không qua to, chỉ ở mức vừa đủ nghe.
XPS 13 9380 được trang bị pin lithium-polymer 52 Wh.Thử nghiệm ở độ sáng 150 nits về khả năng lướt web, kết quả cho thấy máy có thể trụ được khoảng hơn 10h. Nhìn chung nếu bạn sử dụng với các tác vụ văn phòng cơ bản máy hoàn toàn có thể trụ được khoảng 10-11 tiếng đồng hồ. Đây là thời lượng pin khá tốt so với các đối thủ cùng phân khúc.
Pin đạt mức 50% sau khi sạc 45 phút và sạc đầy pin sau khoảng 2,5 giờ.
Thông số Dell XPS 9380
CPU: Intel Core i7-8565U (4 nhân 8 luồng), Turbo 4.6 GHz, 6MB Cache
Bộ nhớ ram: 16 GB - LPDDR3 bus 2133 ( onboard - ko nâng cấp)
Ổ cứng: SSD 256G
Card đồ họa: Intel UHD 620
Màn hình: 13.3″ Full HD (1920 x 1080), IPS, độ phủ màu 100% sRGB
Vỏ: Kim loại
Bàn phím: Chiclet LED
Trọng lượng: 1.1kg
Kích thước:302x 199x 1mm
Kết nối: Wifi 5Ghz, Bluetooth, USB 3.0 , audio + mic combo, thẻ nhớ SD, Thunderbolt 3 / USB / DisplayPort Type-C